Dàn lạnh điều hòa bị đóng tuyết là trường hợp vẫn thường hay xảy ra khi sử dụng ở bất kỳ dòng điều hòa nào. Vậy nguyên nhân điều hòa đóng tuyết và cách khắc phục sửa chữa điều hòa sẽ như thế nào? Mời các bạn theo dõi mẹo vặt dưới đây của Điện lạnh Hoàng Thắng.
1. Nguyên nhân dàn lạnh điều hòa bị đóng tuyết
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đóng tuyết ở dàn lạnh điều hòa, chẳng hạn như:
- Nghẹt đường ống dẫn gas: Do van ống dẫn gas bên ngoài cục nóng có kích thước bé, lại dễ bị bám tuyết nên gây ra hiện tượng nghẹt đường ống dẫn.
- Thiếu hụt gas: Việc thiếu hụt gas khiến cho dàn lạnh hoạt động yếu hoặc ngưng chạy hoàn toàn, làm cho luồng khí lạnh chỉ tập trung tại một chỗ, không được xả ra ngoài tạo nên hiện tượng phủ tuyết.
- Cánh quạt tản nhiệt bị hư hỏng: Cánh quạt tản nhiệt có thể bị bóp méo nhiều trong lúc di dời hoặc bảo dưỡng, điều này sẽ gây ra hiện tượng tản nhiệt không đều làm cho dàn lạnh của điều hòa bị đóng tuyết.
- Điều hòa không được bảo dưỡng định kỳ: Điều hòa đã được sử dụng trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng nhưng không được vệ sinh hoặc bảo dưỡng định kỳ, khiến cho bụi bẩn bám vào cục lạnh nhiều làm cho máy bị đóng tuyết.
- Nhiệt độ môi trường bên ngoài quá thấp: Khi nhiệt độ ngoài trời quá thấp nhưng bạn vẫn mở điều hòa ở chế độ làm lạnh thấp khiến cho băng tuyết có cơ hội được hình thành trên điều hòa.
2. Cách khắc phục dàn lạnh điều hòa bị đóng tuyết
Ở trên là những nguyên nhân dẫn đến việc dàn lạnh điều hòa bị đóng tuyết. Tiếp theo đây, Điện lạnh Hoàng Thắng sẽ mang đến cho bạn cách khắc phục cho từng nguyên nhân một cách cụ thể nhất.
- Nghẹt đường ống dẫn gas: Nên vệ sinh dàn nóng thường xuyên để sớm phát hiện ra hiện tượng tắc nghẽn ở ống dẫn gas và liên hệ thợ sửa chữa điều hòa kịp thời.
- Thiếu hụt gas: Liên hệ với bên bảo trì điều hòa hoặc trung tâm sửa điều hòa chuyên nghiệp để được nạp thêm gas. Bạn nên lưu ý kiểm tra trước đường ống dẫn gas xem có bị rò rỉ không nhé.
- Cánh quạt tản nhiệt bị hư hỏng: Bạn có thể tự sửa chữa bằng cách dùng kìm kéo thẳng cánh quạt lại hoặc gọi cho trung tâm sửa chữa thay mới hoàn toàn nếu cánh quạt bị hư hỏng quá nặng.
- Điều hòa không được bảo dưỡng định kỳ: Trong khoảng thời gian từ 3 tháng tùy vào thời gian sử dụng, bạn nên có 1 đợt kiểm tra và vệ sinh điều hòa định kỳ.
- Nhiệt độ môi trường bên ngoài quá thấp: Trong trường hợp này bạn nên để điều hòa hoạt động ở mức nhiệt độ cao hoặc tốt hơn là ngưng sử dụng một thời gian để băng tuyết có thể tan hết.
Ngoài các cách khắc phục trên, Điện lạnh Hoàng Thắng khuyên bạn nên có lịch kiểm tra định kỳ từ 3 – 6 tháng cho điều hòa để máy có thể vận hành tốt, đáp ứng được nhu cầu của gia đình bạn.